Nhịp tim chậm là gì?
Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường dao động từ 50-100 lần một phút. Nhịp tim dưới 50 lần sẽ được gọi là nhịp chậm.
Nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim, nghĩa là vị trí phát xung điện tự nhiên của tim – nút xoang (sinoatrial node – SA), hoạt động không bình thường, hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim vì một nguyên nhân nào đó bị thương tổn, không còn nguyên vẹn.
Ở những trường hợp nặng, tim sẽ đập rất chậm, lưu lượng tuần hoàn rất thấp, cơ thể không được đáp ứng đủ lượng máu nuôi, do đó sẽ có nhiều triệu chứng biểu hiện ra ngoài và tính mạng có thể bị đe dọa.
Triệu chứng của nhịp tim chậm là gì?
Trên thực tế, nhịp tim chậm có thể hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi tim đập chậm có thể khiến cơ thể cảm thấy:
• Chóng mặt hoặc choáng váng, quay cuồng, nặng hơn có thể đột ngột kiệt sức hoặc ngất xỉu.
• Khó thở, đặc biệt là khi tập luyện hoặc gắng sức.
• Cảm thấy rất mệt mỏi.
• Đau ngực, hoặc có cảm giác đánh trống ngực.
• Hay nhầm lẫn, khó giữ được sự tập trung.
Các yếu tố nguy cơ của nhịp tim chậm là gì?
Nhịp tim chậm có thể do nhiều yếu tố và nguyên nhân gây ra. Nhịp tim chậm có thể là bình thường (đặc biệt là đối với người trẻ tuổi rất khỏe mạnh), nhưng cũng có thể do những nguyên nhân bất thường gây ra:
• Sự dẫn truyền bất thường của xung điện trong tim, rối loạn nhịp tim.
• Những tổn thương thực thể của tim do nhồi máu cơ tim.
• Tăng huyết áp.
• Các bệnh lý tim bẩm sinh.
• Nhiễm khuẩn cơ tim (viêm cơ tim).
• Biến chứng của phẫu thuật tim.
• Thiểu năng tuyến giáp.
• Sử dụng thuốc trong điều trị một số bệnh, ví dụ như thuốc chẹn beta, digoxin,…
Nhịp tim chậm được chẩn đoán như thế nào?
Nhịp tim chậm có thể được phát hiện khá đơn giản:
• Khám lâm sàng, đếm nhịp mạch cho thấy kết quả là tim đập rất chậm.
• Những xét nghiệm cận lâm sàng đầu tiên cần làm là xét nghiệm máu và điện tâm đồ tiêu chuẩn.
• Đôi khi nhịp tim chậm không xuất hiện thường xuyên (đột ngột xuất hiện, sau đó tự hết mà không cần điều trị, rồi lại đột ngột xuất hiện), do đó cần tiến hành đo điện tâm đồ lưu động (portable ECG, ambulatory ECG). Đây là một phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 – 48 giờ. Các dữ liệu điện tâm đồ sẽ được ghi lại để bác sĩ chuyên khoa xem xét sau khi quá trình thực hiện kết thúc. Trong suốt thời gian tiến hành đo điện tâm đồ lưu động, bệnh nhân vẫn sinh hoạt, làm việc hoàn toàn bình thường.
Nhịp tim chậm được điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý nền gây ra nó và các triệu chứng biểu hiện. Nếu như nhịp tim chậm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì sẽ không cần thiết phải điều trị, trừ khi nguyên nhân bệnh lý nền gây nên nhịp tim chậm cần phải được điều trị.
• Nếu như tổn thương của hệ dẫn truyền xung điện là nguyên nhân khiến tim đập quá chậm thì bệnh nhân có thể sẽ phải đặt máy tạo nhịp nhân tạo. Máy tạo nhịp nhân tạo là một thiết bị được cấy ghép vào cơ thể nhằm điều chỉnh lại tần số tim. Những bệnh nhân mang máy tạo nhịp nhân tạo vẫn hoàn toàn có thể sống cuộc sống bình thường, năng động (tuy nhiên cũng còn phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý nền đang có).
• Nếu nhịp tim chậm do một số bệnh lý gây ra (như thiểu năng tuyến giáp, hoặc mất cân bằng điện giải,…), thì thường sau khi giải quyết nguyên nhân cũng sẽ giải quyết được tình trạng nhịp tim chậm.
• Nếu việc sử dụng thuốc điều trị bệnh khiến tim đập quá chậm, bác sĩ có thể chỉ định giảm liều thuốc đang sử dụng hoặc chuyển sang điều trị bằng một loại thuốc khác.
• Luôn luôn tìm kiếm sự trợ giúp cấp cứu khi bản thân hoặc người xung quanh ngất xỉu hoặc có các biểu hiện của nhồi máu cơ tim. Ví dụ như đau ngực nặng hoặc khó thở nghiêm trọng. Hãy liên lạc với bác sĩ hoặc gọi ngay số máy cấp cứu nếu thấy nhịp tim chậm hơn bình thường, thấy cơ thể như muốn đổ sụp, hay khó thở ngày càng tăng lên.
Cardea SOLO – Holter ECG 7 ngày là một thiết bị theo dõi điện tim ECG giúp phát hiện NHỊP CHẬM.
Sản phẩm độc đáo với tính năng: di động không dây, theo dõi tại nhà, nhỏ gọn tiện lợi, dùng 1 lần. Bệnh nhân có thể sinh hoạt, vận động và tắm nhanh bình thường trong suốt quá trình đeo. Sau 7 ngày thiết bị sẽ được đem đi phân tích dữ liệu tại chỗ nhờ đầu đọc dữ liệu thông minh cùng phần mềm chuyên dụng, hỗ trợ bác sĩ phát hiện các bất thường về nhịp cũng như tiết kiệm chi phí giải trình tự dữ liệu ECG từ bên thứ 3.
Website sản phẩm: https://holter7ngay.com/
Sản phẩm hiện được phân phối chính hãng bởi công ty TNHH TM DV & SX Việt Tường.
__________________________________________________________
Địa chỉ: K-02.01, Kingston Officetel, 146 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại – 028.6273.0600
Di động – (+84) 93 394 5025